Nếu đang có ý định mua bất động sản, Anh/Chị có thể tham khảo qua bài viết trước khi quyết định “xuống tiền” đầu tư. Cùng chúng tôi tìm hiểu ngay 5 câu hỏi đặt ra trước khi đầu tư bất động sản.
Câu hỏi 1: Khu vực dự án có tiềm năng tăng giá ra sao?
Một trong những câu hỏi quan trọng mà nhà đầu tư cần quan tâm khi mua bất động sản chính là giá trị bất động sản đó có tiềm năng tăng giá ra sao? Điều này được xác định qua hai tiềm năng chính là tiềm năng về ở và tiềm năng về đầu tư.
Tiềm năng về ở – an cư
Một nơi được xem là có tiềm năng để an cư thì nơi đó phải chứng minh được những điều kiện cần cho người ở. Nơi đó thích hợp cho ai? Mức sống và môi trường sống như thế nào? Hạ tầng giao thông ra sao? Vị trí có thuận lợi kết nối hay không? Tiện ích tại khu vực có đầy đủ hay không?,…
Tiềm năng về đầu tư
Khi xem xét một dự án căn hộ, đất nền, biệt thự, nhà phố,… hay những tiềm năng tăng giá của khu vực, cần quan tâm đến sự chênh lệch giữa giá và giá trị của sản phẩm. Bởi giá thì là một con số cụ thể, còn giá trị thì tuỳ thuộc vào tâm lý, cách đánh giá và cảm nhận của người mua. Do vậy, tiềm năng về đầu tư khó để nhận biết và xác định một cách rõ ràng.
Một khu vực có tiềm năng về đầu tư hay không có thể đánh giá bằng các thông tin về lợi thế, khả năng phát triển và tạo ra lợi nhuận của dự án trong tương lai. Và với văn hoá của người tiêu dùng Việt Nam rất dễ bị tác động bởi các thông tin hay tâm lý đám đông. Vì thế có rất nhiều người đã khai thác những đặc điểm này để tạo ra những cảm nhận khác nhau về giá trị của sản phẩm cho người mua.
Câu 2: “Khẩu vị” đầu tư bất động sản của bạn như thế nào?
Theo một chuyên gia lĩnh vực bất động sản, việc chọn mục tiêu đầu tư phụ thuộc rất lớn vào nhân khẩu học. Cụ thể, người trung tuổi thường đầu tư an toàn, dài hạn, vì thế họ ưa chuộng đầu tư vào các dự án lớn, chủ đầu tư có tên tuổi, gần với nơi họ sống. Trong khi đó, nhà đầu tư trẻ tuổi lại ưu tiên về lãi vốn, họ sẵn sàng chọn bất động sản ở xa, thuộc vùng chưa phát triển, đất trong dân hay phân lô dự án.
Câu hỏi 3: Mua bất động sản để đầu tư ngắn hay dài hạn?
Giới đầu tư bất động sản thường phải đứng giữa 2 ranh giới là đầu tư ngắn hạn hay dài hạn:
Đầu tư ngắn hạn hay còn được gọi là đầu tư lướt sóng (khoảng vài tháng đến dưới 1 năm) có thể thu lợi nhuận ngay. Đây là hình thức đầu tư thu về nhanh, có thể ăn “đậm” nhưng phải quyết đoán đồng thời cũng phải đối mặt với nhiều rủi ro không lường trước được.
Với chiến lược đầu tư này, không yêu cầu phải có nhiều vốn trong thời gian dài. Chính vì thế, nó được nhiều người mới bước chân vào đầu tư mua bất động sản có vốn ít lựa chọn. Đầu tư lướt sóng thường phụ thuộc vào yếu tố thời điểm, do đó người mua bất động sản cần phải nhạy bén trước những biến động thất thường của thị trường. Với những nhà đầu tư mới, ít kinh nghiệm trong thị trường bất động sản thì có thể áp dụng tâm lý đám đông để “ăn may” nhưng sẽ rất dễ rơi vào tình trạng thua lỗ và mất trắng.
Đầu tư dài hạn là hình thức đầu tư “chắc và bền” không vội vàng mà đi đường ngắn. Đây là xu hướng để dành và quan sát nhắm tới biên độ lợi nhuận cao hơn.
Xem thêm: Đất nền Golden Bay
Câu hỏi 4: Có nên dùng bài toán huy động tài chính để mua bất động sản?
Đây là câu hỏi dành cho những khách hàng cần hỗ trợ từ ngân hàng để mua bất động sản. Câu trả lời sẽ được dựa trên các yếu tố sau:
– Nguồn tài chính dự định chi cho đầu tư bất động sản là bao nhiêu?
– Dự định mức vay ngân hàng để đầu tư là bao nhiêu và thời hạn bao lâu?
– Mức lãi suất hàng tháng có thể trả?
Dù vay vốn tại bất cứ ngân hàng nào, thì anh chị cũng chỉ nên vay ở mức an toàn (chỉ từ 50% giá trị sản phẩm). Điều này sẽ giúp nhà đầu tư hạn chế được tối đa những rủi ro về lãi suất cũng như khả năng chi trả sau này.
Câu hỏi 5: Pháp lý của dự án dự định “xuống tiền” đầu tư?
Khi mua nhà đất, nhà đầu tư phải tìm hiểu thật kỹ các yếu tố pháp lý dự án, đây là cách để nhà đầu tư tự bảo vệ tài sản của mình trước những quy định của pháp luật cũng như tránh được các chiêu thức lừa lọc của các chủ đầu tư thiếu uy tín. Những giấy tờ pháp lý cần tìm hiểu như: Giấy phép xây dựng, quy hoạch chi tiết 1/500, quyết định đầu tư dự án, quyền sở hữu đất và các giấy tờ liên quan…
Ngoài ra, nhà đầu tư cũng cần nghiên cứu kỹ các vấn đề, điều khoản được nêu trong hợp đồng mua bán, thời hạn nộp tiền, các hạng mục xây dựng, diện tích dự án, căn hộ hoặc nhà phố, biệt thự, nội thất kèm theo, thời hạn bàn giao,…
Xem thêm: Dự án MerryLand Quy Nhơn