Phát triển hạ tầng giao thông để khơi dậy tiềm năng Đông Nam Bộ, theo chiến lược và tầm nhìn đến năm 2050, vùng Đông Nam Bộ tiếp tục được xác định là đầu tàu kinh tế, công nghiệp, cảng biển, hàng không và ngành logistics lớn nhất cả nước.

Việc nghiên cứu và đề xuất các dự án kết nối giao thông của vùng là việc cấp thiết và quan trọng để tạo ra dự kết nối , mở ra sự phát triển kinh tế mới, cơ hội giao thương, tạo động lực mới cho sự tăng trưởng kinh tế – xã hội và tạo động lực phát triển vùng.

Phát triển hạ tầng giao thông để khơi dậy tiềm năng Đông Nam Bộ

Hiện nay, đô thị lớn nhất cả nước TP.HCM, cảng hàng không quốc tế (sân bay) Long Thành và cảng nước sâu Cái Mép – Thị Vải chính là những vùng động lực phát triển kinh tế – xã hội của vùng.

Vùng Đông Nam bộ gồm 6 địa phương: TP.HCM, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước và Tây Ninh. Hiện nay, vùng Đông Nam bộ đang đóng góp khoảng 34% GDP của cả nước, đảm nhận 45% tổng khối lượng hàng hóa và trên 60% khối lượng hàng container thông qua hệ thống cảng biển Việt Nam.

Việc phát triển hạ tầng vùng Đông Nam Bộ chủ yếu thông qua 3 đường bộ, đường sắt và đượng thủy nội địa. Tuy nhiên, vùng đang đối mặt với hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông quá tải, thiếu kết nối đồng bộ. Nguồn đầu tư cho hạ tầng giao thông vùng này chỉ khoảng 25 – 27% so với nhu cầu theo các quy hoạch đã được phê duyệt.

Cụ thể, theo ông Lê Đỗ Mười, Viện trưởng Viện Chiến lược và phát triển GT-VT, về đường bộ, theo quy hoạch, các tuyến kết nối TP.HCM với các tỉnh trong vùng bao gồm 5 trục quốc lộ và đường cao tốc song hành. Tuy nhiên, hiện nay, ngoài trục kết nối với các tỉnh phía Bắc là quốc lộ 1 và đường cao tốc Bắc – Nam được đầu tư cơ bản theo quy hoạch thì các trục còn lại chỉ khai thác trên cơ sở hệ thống đường quốc lộ, các dự án đường cao tốc song hành đều chậm triển khai.

Tương tự, các tuyến đường vành đai TP.HCM như vành đai 2, 3, 4 đều đầu tư chậm, không đảm bảo tiến độ theo quy hoạch, chưa thể khép kín.

Đối với đường sắt, 2 tuyến đường sắt đề xuất mở mới theo quy hoạch gồm Trảng Bom – Hòa Hưng và Biên Hòa – Vũng Tàu chưa được đầu tư dẫn đến chưa thể phát huy được vai trò của đường sắt trên hành lang TP.HCM – Đồng Nai và TP.HCM – Vũng Tàu. Trong khi đó, tuyến đường sắt hiện hữu Bắc – Nam qua vùng Đông Nam bộ đang được khai thác với tốc độ chạy tàu thấp, giao cắt đồng mức nhiều dẫn đến nguy cơ mất an toàn giao thông và gây ùn tắc tại các khu vực đô thị trên địa bàn TP.HCM, Đồng Nai, Bình Dương.

>> Tham khảo dự án căn hộ hưng hịnh phát triển tại các khu vực lân cận.

Về đường thủy nội địa, dù đã có mạng lưới kết nối tới hầu hết các đầu mối vận tải và địa phương trong vùng nhưng do công tác nạo vét, duy tu còn hạn chế dẫn đến nhiều đoạn không đảm bảo khai thác ổn định.

Nguyên nhân làm chậm tốc độ tăng trưởng kinh tế Vùng Đông Nam Bộ là do mạng lưới giao thông còn nhiều hạn chế, đây được xem là nguyên nhân chính.

Theo Bộ GT-VT, hiện nay, Bộ đang triển khai xây dựng 5 quy hoạch ngành quốc gia gồm: đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa, hàng hải và hàng không giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Trong đó, Bộ GT-VT có thực hiện rà soát, đánh giá và đề xuất các dự án cụ thể nhằm tăng cường khả năng kết nối giữa TP.HCM với các tỉnh trong vùng và với sân bay Long Thành cũng như cảng nước sâu Cái Mép – Thị Vải.

Giao thông vận tải có vai trò quan trọng đối với vùng Đông Nam Bộ nói riêng, và cả nước nói chung. Do đó, trong kế hoạch ngân sách giai đoạn tới, Bộ GT-VT có quan điểm dành nguồn lực để hoàn chỉnh hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông, đặc biệt là những công trình mang tính đột phá, những công trình khai thác được tiềm năng, thế mạnh của vùng để phục vụ cho phát triển kinh tế – xã hội.

Bộ trường Nguyễn Văn Thể nhấn mạnh “Cần phải có xem xét đầu tư dự án trọng điểm. Trong danh sách rất nhiều công trình nên xem xét để sắp xếp theo thứ tự ưu tiên trên cả 5 lĩnh vực, xác định từng lĩnh vực sau đó tổng hợp lại theo nhu cầu bức thiết, tính lan tỏa, đột phá để sắp xếp thứ tự. Từ đó, Bộ GT-VT, các bộ, ngành, địa phương có đủ cơ sở tham mưu Chính phủ, Quốc hội làm sao có nguồn lực đầu tư có trọng tâm, trọng điểm để giúp cho hạ tầng giao thông có sự đột phá. Làm sao đem lại hiệu quả cao nhất của đầu tư”

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *